– Tất cả các văn bản điện tử thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước phải được gửi, nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước không phát hành văn bản giấy đến Bên nhận khi đã gửi văn bản điện tử.
– Bên nhận có quyền từ chối nhận văn bản điện tử, nếu văn bản điện tử đó không bảo đảm các nguyên tắc, yêu cầu về gửi, nhận và phải chịu trách nhiệm về việc từ chối đó, đồng thời Bên nhận phản hồi cho bên gửi được biết thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia để xử lý theo quy định.
– Văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật được gửi, nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành quy định tại Quyết định này có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
– Văn bản điện tử phải được gửi ngay trong ngày văn bản đó ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy (nếu có).
2. Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông mới
Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ban hành ngày 20/7/2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 04/9/2018 Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, có hiệu lực từ ngày 4-9 quy định:
– Từ ngày 04/9/2018, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn, gồm: Phẩm chất nghề nghiệp; Quản trị nhà trường; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội; Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
– Trong đó, năng lực sử dụng ngoại ngữ được đánh giá ở ba mức: Mức đạt (giao tiếp thông thường bằng ngoại ngữ); Mức khá (chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên, học sinh trong trường); Mức tốt (sử dụng ngoại ngữ thành thạo). Hiệu trưởng tự đánh giá theo chu kỳ 1 lần/năm vào cuối năm học. Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng theo chu kỳ 2 năm một lần vào cuối năm học.
3. Quy định về về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm
Ngày 27/7/2018, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BGDĐT Quy định về về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm có hiệu lực thi hành từ ngày 11/9/2018 quy định về nội dung thông tin như sau:
3.1. Thông tin chung về tổ chức, hành chính
Thông tin giới thiệu gồm: Sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển; sơ đồ, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học và các đơn vị trực thuộc; tóm lược quá trình hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục đại học; họ và tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ thư điện tử và nhiệm vụ đảm nhiệm của lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học.
Thông tin giao dịch gồm: Địa chỉ, điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử chính thức của cơ sở giáo dục đại học để giao dịch và tiếp nhận các thông tin. Hệ thống các quy định, văn bản quản lý điều hành liên quan đến hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Thông tin về thủ tục hành chính gồm:
Danh mục các dịch vụ trực tuyến được tổ chức thực hiện trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học. Danh mục các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ sở giáo dục đại học kèm theo quy trình, hồ sơ, thủ tục, thông tin giao dịch của người xử lý trực tiếp, thời hạn giải quyết, phí và lệ phí (nếu có).
Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, quy hoạch của cơ sở giáo dục đại học. Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân gồm: Danh sách các vấn đề cần xin ý kiến; nội dung vấn đề xin ý kiến; địa chỉ, thư điện tử tiếp nhận ý kiến và thời hạn tiếp nhận ý kiến.
3.2. Thông tin công khai đối với cơ sở giáo dục đại học
Thông tin công khai của cơ sở giáo dục đại học và thời hạn đăng tin lên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Nhóm thông tin công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; Nhóm thông tin công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; Nhóm thông tin công khai thu chi tài chính).
3.3. Thông tin về tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng sư phạm
a) Thông tin về tuyển sinh đại học hệ chính quy, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy và thời hạn đăng tin lên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, bao gồm: Đề án tuyển sinh, thông tin tuyển sinh; Thông tin liên quan đến điều kiện, hồ sơ, thủ tục, thời gian và địa điểm đăng ký dự thi, sơ tuyển, xét tuyển; Thông tin cần thiết để thí sinh đăng kí xét tuyển; Kết quả trúng tuyển, điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển; Quy chế tuyển sinh của trường (nếu có).
b) Thông tin về đào tạo từ xa trình độ đại học và thời hạn đăng tin lên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28/4/2017 của Bộ GDĐT ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, bao gồm: Thông báo tuyển sinh và các thông tin liên quan đến chương trình đào tạo từ xa, kết quả tuyển sinh; Những quy định liên quan đến đào tạo từ xa, chương trình đào tạo từ xa, các điều kiện đảm bảo chất lượng cho việc thực hiện chương trình đào tạo từ xa, thông tin về kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, tình hình việc làm của người học sau khi tốt nghiệp đối với từng ngành đào tạo và từng khóa học.
3.4. Thông tin về tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
a) Thông tin về tuyển sinh, đào tạo trình độ thạc sĩ và thời hạn đăng tin lên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ GDĐT ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, bao gồm: Thông tin về phương thức tuyển sinh, số lần tuyển sinh, thời điểm tuyển sinh trong năm và địa điểm tuyển sinh; Thông tin về việc học bổ sung, quy định về học bổ sung kiến thức; Thông tin thông báo tuyển sinh; Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi; Danh sách thí sinh trúng tuyển; Các thông tin quy định tại khoản 9 Điều 34 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ GDĐT.
b) Thông tin về tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ và thời hạn đăng tin lên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ GDĐT tạo ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, bao gồm: Thông tin liên quan đến tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ, thông báo tuyển sinh. Thông báo tuyển sinh nêu rõ điều kiện dự tuyển, ngành đào tạo, danh sách người hướng dẫn, chỉ tiêu tuyển sinh, hồ sơ, thời gian nhận hồ sơ, kế hoạch và phương thức tuyển sinh; Thời gian, địa điểm tổ chức đánh giá luận án, tóm tắt và toàn văn luận án, những điểm mới của luận án bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác; Toàn văn luận án và tóm tắt luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, chữ ký của người hướng dẫn và xác nhận của thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học sau khi đã bổ sung, sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện và Hội đồng thẩm định (nếu có).
3.5 Thông tin kiểm định chất lượng giáo dục và cấp văn bằng, chứng chỉ
Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục được công bố chậm nhất 10 ngày làm việc sau khi được cấp theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Thông tin về kết quả đánh giá ngoài, nghị quyết và kiến nghị của hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục, kết quả công nhận đạt hay không đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Tác giả bài viết: Bùi Quý Khiêm
Nguồn tin: VP Sở